các tỉnh Tây Nam Bộ

Danh sách các tỉnh Tây Nam Bộ chi tiết nhất 2023

Tây Nam Bộ nằm ở vùng cực nam của Việt Nam bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung Ương. Tuy nhiên không phải ai cũng biết danh sách các tỉnh Tây Nam Bộ là những tỉnh nào, đặc điểm tự nhiên ra sao? Vậy cùng econdevsouth.org tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

I. Đôi nét về các tỉnh Tây Nam Bộ

1. Đặc điểm địa lý vùng Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ với mạng lưới sông ngòi chằng chịt
Miền Tây Nam Bộ hay còn được gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng Nam Bộ. Địa hình chủ yếu của vùng này là đồng bằng, sông ngòi và một số dãy núi và đồi nhỏ.
Tây Nam Bộ có đường biên giới giáp với Campuchia ở phía Bắc, vịnh Thái Lan ở phía Tây và giáp với biển đông ở phía Đông Nam.

2. Khí hậu vùng Tây Nam Bộ

Khí hậu các tỉnh Tây Nam Bộ tương đối ổn định và ôn hòa quanh năm. Mức nhiệt trung bình của khu vực này dao động khoảng 28 độ C. Bên cạnh đó, thời tiết ở Tây Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió bão, thiên tai.
Cụ thể, thời tiết Tây Nam Bộ được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô kéo dài từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau.
Đặc biệt, ở đây còn có một mùa được gọi là mùa nước nổi. Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để các du khách khám phá miền Tây. Mùa nổi bắt đầu từ tháng 7 cho đến tháng 11 hoặc có thể từ tháng 9 đến tháng 10, tùy theo khí hậu từng năm.

3. Dân số các tỉnh Tây Nam Bộ

Hầu hết dân số ở miền Tây Nam Bộ là người Kinh, có một số ít là dân tộc thiểu sổ. Người Khmer tập trung sinh sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Một số ít người Hoa sống chủ yếu ở Kiên Giang.
Dân số Tây Nam Bộ chiếm 19% dân số cả nước, bởi vậy mà nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào. Trong đó, Hậu Giang là tỉnh có dân số ít nhất trong vùng. Còn An giang là tỉnh có số dân đông nhất và Cà Mau là tỉnh có mật độ dân số cao nhất vùng.

III. Tây Nam Bộ gồm những tỉnh nào?

Vùng Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh sau: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, sóc Trăng, Tiền giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Cụ thể như sau:

1. An Giang

An Giang là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 vùng Tây Nam Bộ
An Giang là tỉnh có diện tích đứng thứ 4 so với các tỉnh Tây Nam Bộ còn lại. Nơi đây có địa hình chủ yếu là đồng bằng và hệ thống kênh rạch phong phú.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam giáp với Kiên giang và phía Nam giáp với thành phố Cần Thơ.

2. Bạc Liêu – Các tỉnh Tây Nam Bộ

Bạc Liêu có diện tích đứng thứ 7 trong khu vực Tây Nam Bộ. Tỉnh có vị trí địa lý giáp với biển Đông ở phía Đông Nam; giáp với Hậu Giang ở phía Bắc; giáp với Sóc Trăng ở phía Đông và Đông bắc; giáp với Cà Mau ở phía Tây Nam và giáp với Kiên Giang ở phía Tây Bắc.
Tỉnh Bạc Liêu là một trong vùng đa văn hóa và đa tôn giáo. Dân tộc Khmer chiếm đa số ở đây, vì vậy tỉnh có nhiều ngôi đền, chùa và lễ hội dân gian phong phú như Lễ hội Chol Chnam Thmay, Lễ hội Đêm Tình Nhân Bạc Liêu…

3. Bến Tre

Bến Tre là tỉnh nằm ở cuối nguồn của sông Cửu Long, có vị trí địa lý giáp với biển Đông, và các tỉnh Tây Nam Bộ khác là Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh.
Tỉnh Bến Tre nổi tiếng với dừa và những đặc sản liên quan đến loại cây này như kẹo dừa, rượu dừa, đuông dừa, ốc xào cốt dừa…

4. Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc
Cà Mau được biết đến là tỉnh cực Nam của tổ quốc với 3 mặt giáp biển, cụ thể giáp với biển Đông ở phía Đông; giáp với vịnh Thái Lan ở phía Tây và Nam; giáp với Bạc Liêu và Kiên Giang ở phía Bắc. Với đặc điểm là miền sông nước, rừng tràm… nên đờn ca cải lương chính là nếp sinh hoạt phổ biến của người dân Cà Mau.

5. Thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở khu vực Tây Nam Bộ. Đây cũng là thành phố lớn thứ 5 trên cả nước và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông cửu Long.
Phía Bắc thành phố Cần Thơ giúp với An Giàng; phía Đông giáp với Đồng Tháp và Vĩnh Long; phía Tây giáp với Kiên Giang và phía Nam giáp với Hậu Giang.

6. Đồng Tháp

Đồng Tháp là một trong các tỉnh Tây Nam Bộ nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu.
Phía Bắc tỉnh Đồng Tháp giáp với Campuchia; phía Nam giáp với Cần Thơ và Vĩnh Long; phía Tây giáp với An Giảng và phía Đông giáp với Long An, Tiền Giang.

7. Hậu Giang

Hậu Giang với nền kinh tế phát triển, hiện đại
Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm vùng châu thổ sông Mê Kông nên có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Tỉnh Hậu Giang cũng thuộc khu vực nội địa của vùng Tây Nam Bộ nên phía Đông giáp với Sóc Trăng; giáp với Kiên Giang ở phía Tây; giáp với Bạc Liêu ở phía Nam và giáp với Cần Thơ, Vĩnh Long ở phía Bắc.

8. Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh ven biển của vùng Tây Nam Bộ với phần lớn diện tích là tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên cũ. Đây cũng là tỉnh thành có diện tích lớn nhất của khu vực Tây Nam Bộ.
Phía Bắc có đường biên giới giáp với Campuchia dài khoảng 56.8km; giáp với Bạc Liêu, Cà Mau ở phía Nam; giáp với các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ ở phía Đông; có đường bờ biển phía Tây giáp với vịnh Thái Lan dài khoảng 200km.

9. Long An

Long An có vị trí nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ. Vì thế, phía Bắc giáp với Tp.HCM, Tây Ninh và Campuchia; giáp với Tiền Giang và Đồng Tháp ở phía Nam, Tây Nam; giáp với tỉnh Prey Veng của Campuchia ở phía Tây.

10. Sóc Trăng

Trong danh sách các tỉnh Tây Nam Bộ, Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của con sông Hậu và có diện tích lớn thứ 6 trong vùng.
Phía Bắc, Tây Bắc tỉnh Sóc Trăng giáp với Hậu Giang; giáp với Bạc Liêu ở hướng Tây Nam; giáp với biển Đông ở phía Đông và Đông Nam; giáp với Trà Vinh và Vĩnh Long ở phía Đông Bắc.

11. Tiền Giang

Tiền Giang nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam
Tiền Giang vừa thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phần lớn diện tích của tỉnh Tiền Giang đều thuộc địa bàn Mỹ Tho cũ.
Thế mạnh trong du lịch của Tiền Giang là nhờ vào những di tích văn hóa, lịch sử như Óc Eo, Gò thành, di tích Ấp Bắc…

12. Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh có diện tích khoảng 2.35 8,2 km, với vị trí phí Đông giáp biển Đông; phía tây giáp với tỉnh Vĩnh Long; phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng và phía bắc giáp với Bến Tre.

13. Vĩnh Long

Vĩnh Long nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nam Bộ, với phía đông giáp Bến Tre; phía Đông Nam giáp với Trà Vinh; phía Tây giáp Cần Thơ; phía Tây Bắc giáp với Đồng Tháp; phía Đông Bắc giáp với Tiền Giang; và phía Tây Nam giáp với Sóc Trăng, Hậu Giang.

III. Kết luận

Có thể thấy, các tỉnh Tây Nam Bộ đã tạo nên một vùng đất phong vú với nguồn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Để có thêm những kiến thức Địa lý – Lịch sử hữu ích khác, bạn hãy đón đọc các bài viết tiếp theo nhé.