Ngày 9/9 là một trong những tết cổ truyền của người Việt. Tuy không còn ảnh hưởng nhiều trong văn hóa, nhưng đây vẫn là một dịp lễ quan trọng trong Nho giáo. Vậy 9/9 là ngày gì, có ý nghĩa như thế nào? Cùng econdevsouth.org giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Ngày 9/9 là ngày gì?
Theo Âm lịch, 9/9 được gọi là Tết Trùng Cửu, hay Tết người già… Ngày Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập vào nước ta. Tết Trùng cửu là sự lặp lạ của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Theo quan niệm của người xưa, số 9 (hay còn gọi là cửu) là con số dương, là đỉnh cao nhất trong một chu kỳ. Bất cứ những gì đạt đến số 9 sẽ là tốt nhất, trân quý nhất.
Dưới thời Lý, Trần, các nho sĩ sẽ tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc nên ngày 9/9 còn được gọi là thưởng tết Trùng Dương. Đây là ngày đánh dấu sự thay giao mùa, màu xanh của cây cỏ sẽ không còn nữa, thay vào đó là sự lạnh lẽo, khô tàn của mùa Đông.
Vì thế, ngày 9/9 cũng là dịp để mọi người đi chơi, thưởng ngoạn khi thời tiết chuẩn bị sang Đông. Mọi người sẽ đến vùng ngoại thành để cùng leo núi, ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành.
II. Nguồn gốc Tết Trùng cửu từ đâu?
Hiện nay, tết Trùng cửu không còn phổ biến nhưng đây là một phong tục mang nhiều nét đẹp, ý nghĩa văn hóa. Do đó, để hiểu rõ hơn 9/9 là ngày gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của ngày lễ đặc biệt này.
Theo các điển tích, vào cuối thời nhà Hán có một chàng trai tên là Hoàng Cảnh theo Phí Trường Phòng để học đạo tiên. Thế nhưng, vào một ngày, Trường Phòng đưa ra lời cảnh báo đối với Hoàng Cảnh rằng vào ngày 9/9 âm lịch, cả gia đình anh sẽ gặp đại họa.
Để thoát được đại họa này, Hoàng Cảnh chỉ có một cách là đưa gia đình lên núi cao trốn, lúc đi tay phải đeo túi đỏ, bên trong có hạt tiêu và rượu hoa cúc. Nếu làm đúng theo lời người thầy Trường Phòng, gia đình sẽ tránh khỏi đại nạn. Quả thực, vào ngày hôm đó gia cầm, vật nuôi trong nhà Hoàng Cảnh bị dịch mà chết sạch, chỉ có gia đình tai qua nạn khỏi.
Từ đó về sau, cứ đến ngày 9/9 Âm lịch, mọi người lại leo lên núi để ẩn trốn. Sau đó đã được biến tướng thành leo núi để thưởng rượu hoa cúc ngâm thơ.
Bên cảnh đó, cũng có một sự tích khác về Tết Trùng cửu. Đó là vào thời nhà Hạ, vua Kiệt nổi tiếng là hoang dâm, độc áo. Vì muốn trừng trị tên này mà Thượng Đế đã tạo ra trận đại hồng thủy cuốn trôi mọi thứ, khiến bách tính lao đao, người dân chết nhiều. Trận hồng thủy xảy ra đúng ngày 9/9 Âm lịch. Từ đó về sau, cứ đến ngày này người dân lại leo lên núi cao để tránh đại nạn. Đến thời nhà Đường, tục lễ này được gọi với cái tên là Tết Trùng cửu.
III. Ý nghĩa của ngày Tết Trùng cửu
Qua thông tin giải thích 9/9 là ngày gì, có thể thấy thời điểm trước ngày Tết trùng cửu thời tiết sẽ âm u, mưa lất phất, cái nóng vẫn chưa hết hoàn toàn nên con người dễ ốm, sinh bệnh tật, mọi vật dễ trúng độc. Vì thế, vào dịp này con người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để phòng tránh côn trùng, thay đổi thời tiết nóng lạnh. Theo đó, vào đúng ngày 9/9 Âm lịch mọi người sẽ uống rượu hoa cúc, đeo cành thù du để phù du để phòng ngừa bệnh tật, côn trùng.
Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam truyền thống này đã có sự thay đổi để phù hợp với văn hóa người Việt. Khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi dân ta tập trung sinh sống chủ yếu, do ít đồi núi nên chỉ có những nhà thơ, người yêu văn chương mới rời xa đô thị để đến vùng quê, nơi có ngọn núi đẹp để ngắm cảnh. Vì thế mà Tết Trùng cửu cũng ít phổ biến hơn so với các loại Tết cổ truyền khác.
IV. Một số phong tục vào ngày Tết Trùng cửu
1. Leo núi
Cứ đến ngày 9/9 Âm lịch hàng năm, mọi người sẽ rủ nhau leo núi để ngắm cảnh. Khung cảnh thoáng đãng, không khí mát mẻ khiến người ta nhớ lại những chuyện xưa kia của cha ông. Cùng với đó, mọi người sẽ thưởng thức món bánh cao – đây là một loại bánh được làm bằng bột gạo ngào với đường đỏ rồi đem hấp chín và đổ thành 9 tầng.
Bên cạnh đó, người dân Trung Quốc còn cắm lên trên bánh cao một ngọn nến với ý nghĩa là đỉnh cao và lá cờ đỏ bằng giấy nhỏ tượng trưng cho lá phù du.
2. Uống rượu hoa cúc
Phong tục uống rượu hoa cúc bắt nguồn từ một ẩn sĩ có tên là Đào Uyên Minh với tài uống rượu ngâm thơ. Sau thất bại trong sự nghiệp thi sĩ, ông đã lui về ở ẩn tại Giang Tây. Từ đó, ông trồng hoa cúc và thỉnh thoảng ngâm ngơ khi say rượu.
Vào ngày 9/9 Âm lịch, do không có rượu uống để ngâm thơ nên Đào Uyên Minh đã nhai cánh hoa cúc như mồi nhắm. Lúc đó, Vương Hoằng – thứ sứ Giang Châu xuất hiện và tặng ông một bình rượu.
Đào Uyên Minh mừng rỡ đón nhận, uống say và bắt đầu ngâm thơ. Học theo ông, các thi sĩ sau này đã chọn ngày 9/9 Âm lịch để uống rượu ngâm thơ. Cũng từ đó, hoa cúc trở thành hương liệu để làm món rượu trường thọ. Đồng thời phong tục uống rượu hoa cúc cũng trở nên phổ biến trong ngày Tết trùng cửu.
3. Giắt lá thù du
Người xưa quan niệm rằng, việc giắt lá thù du bên mình sẽ có tác dụng trừ tà. Được biết, loại quả này có màu vàng, khi chín sẽ có màu đỏ tím, vị đắng và mùi thơm nhẹ. Vào ngày 9/9 Âm lịch, mọi người sẽ giắt lá thù du bên mình để xua đuổi tà ma, điều không may mắn.
Qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã biết được 9/9 là ngày gì cũng như ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết này. Tuy bây giờ Tết Trùng cửu không còn phổ biến nhưng những giá trị nhân văn của ngày này vẫn luôn là nét đẹp văn hóa đáng tự hào.