Tatanol là thuốc gì? Công dụng, liều dùng như thế nào?

Tatanol được dùng để điều trị các cơn đau. Hiểu được công dụng, liều dùng của thuốc sẽ giúp người bệnh sử dụng hiệu quả cũng như giảm các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Vậy hãy tham khảo ngày bài viết Tatanol là thuốc gì dưới đây của econdevsouth.org chúng tôi nhé.

I. Thuốc Tatanol là thuốc gì?

Tatanol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt
Tatanol là thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa hoạt chất chính là paracetamol. Chúng được dùng để điều trị đau, sốt từ nhẹ cho đến vừa. Trong đó:
  • Đối với tình trạng đau: thuốc Tatanol giúp giảm đau tạm thời với những triệu chứng đau nhẹ, đau vừa như cảm cúm, đau xương, đau đến ngày hành kinh, đau nhức cơ…
  • Đối với tình trạng sốt: Tatanol giúp hạ thân nhiệt người bị sốt nhưng không làm ảnh hưởng đến thân nhiệt của cơ thể.
Thuốc Tatanol hiện có dạng viên nén 250mg, 325mg và 500 mg.

II. Cách dùng thuốc Tatanol hiệu quả

1. Liều dùng

  • Liều dùng thuốc Tatanol cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên:  2 viên 500mg/lần; có thể dùng 4 viên/ngày.
  • Liều dùng thuốc Tatanol cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 1/2 viên 500mg/lần; có thể dùng 3 đến 4 lần/ngày. Lưu ý trẻ không được dùng paracetamol quá 3 ngày, 4 lần/ngày nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ. Trẻ dưới 6 tuổi khuyến cáo không được dùng thuốc Tatanol.

2. Cách dùng

  • Nên uống thuốc Tatanol với nước lọc.
  • Không được dùng thuốc điều trị giảm đau hơn 10 ngày đối với người lớn, hoặc dưới 5 ngày đối với trẻ nhỏ. Trừ những trường hợp có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Với những trường hợp sốt cao trên 39 độ, kéo dài trên 3 ngày hoặc tình trạng sốt tái phát không được tự ý dùng thuốc Tatanol trừ khi được bác sĩ chỉ định.

III. Một số tác dụng phụ do Tatanol gây ra

Tatanol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tatanol bao gồm:
  • Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, phát ban da, phản ứng da nghiêm trong như hoại tử biểu bì nhiễm độc, mụn mủ đỏ toàn thân cấp, hội chứng Lyell…
  • Gây ra tình trạng buồn nôn, nôn; rối loạn hệ tạo máu, thiếu máu.
  • Thuốc Tatanol có thể gây bệnh thận nếu lạm dụng trong thời gian dài.
Do đó, khi thấy cơ thể có bất cứ biểu hiện bất thường nào khi sử dụng thuốc Tatanol, bạn hãy ngưng dùng và nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe nhé.

IV. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tatanol

Trước khi sử dụng thuốc, bạn cũng nên tìm hiểu thông tin Tatanol là thuốc gì, tham khảo ý kiến bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dùng quá liều hoặc ít hơn, không được tự ý ngưng thuốc nếu không được có sự đồng ý của bác sĩ.

1. Làm gì khi dùng quá liều?

Dùng quá liều Tatanol có thể gây ra biến chứng hoại tử gan. Buồn nôn, đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 đến 3 giờ sau khi uống quá liều. Khi bị ngộ độc nặng có thể gây ra kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mê sảng. Tiếp đến có thể khiến ức chế thần kinh, hạ thân nhiệt, huyết áp thấp, mệt lả và suy tuần hoàn.
Do đó, trong những trường hợp dùng quá liều hãy gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Với những trường hợp nhiễm độc nặng, người bệnh phải được tích cực điều trị:
  • Rửa dạ dày đối với mọi trường hợp, tốt nhất là trong khoảng 4 giờ sau khi uống thuốc.
  • Dùng thuốc giải độc càng sớm càng tốt.
  • Nếu đã dùng than hoạt tính trước khi dùng những hoạt chất khác thì phải hút than hoạt tính ra khỏi dạ dày trước tiên.

2. Quên liều có sao không?

Người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định từ bác sĩ
Nếu bạn quên liều thuốc, hãy dùng ngay sau khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nếu gần với liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên và dùng theo đúng lịch trình uống thuốc. Tuyệt đối không dùng gấp đôi để bù liều quên.

IV. Tatanol tương tác với thuốc nào?

Thuốc Tatanol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng hoặc làm tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Vì thế, để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc, bạn phải hiểu được Tatanol là thuốc gì, cũng như thông báo cho bác sĩ biết tất cả những loại thuốc mà bạn đang dùng.
Một số sản phẩm có thể tương tác với Tatanol, đó là: Thuốc chống đông máu; thuốc chống co giật; thuốc chống lao; Cholestyramin…
Bên cạnh đó, thuốc Tatanol cũng có thể tương tác với rượu, thuốc lá và một số loại thức ăn. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc cùng với rượu, thuốc lá và thức ăn.

V. Những thận trọng khi dùng thuốc Tatanol

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu gặp những dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc Tatanol
Trước khi sử dụng thuốc Tatanol, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn:
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bệnh bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Người già và trẻ em dưới 8 tháng tối không nên dùng thuốc Tatanol.
  • Nếu những triệu chứng của bệnh vẫn kéo dài trên 10 ngày thì nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến từ bác sĩ.
  • Với những trường hợp được chỉ định dùng Tatanol như viên nhai, thì cần phải nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Tuyệt đối không nuốt cả viên vì có thể gây ra những tổn thương đến cổ họng.
  • Các thành phần của Tatanol có thể truyền từ mẹ sang con, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào cho thấy thuốc Tatanol gây hại đến trẻ đang bú. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc.
Theo các nghiên cứu lâm sàng, thuốc Tatanol không gây hại đến hầu hết người bệnh. Tuy vậy, vẫn có những trường người bệnh đặc biệt hoặc do dùng thuốc không đúng cách thì cần phải ngưng dùng ngay sau đó. Một số dấu hiệu cho thấy người bệnh cần nhưng dùng thuốc Tatanol, đó là:
  • Sốt cao sau 3 ngày dùng thuốc.
  • Các cơn đau không có dấu hiệu giảm sau 7 ngày dùng thuốc với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em.
  • Xuất hiện tình trạng phát ban đỏ, đau nhức đầu thường xuyên
  • Triệu chứng của bệnh đang điều trị có thể tồi tệ hơn, hoặc xuất hiện những triệu chứng mới sau khi dùng thuốc vài ngày.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ Tatanol là thuốc gì cũng như cách dùng sao cho hiệu quả, đảm bảo an toàn. Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng thuốc để được hỗ trợ kịp thời nhé.