Đông Nam Bộ vẫn luôn được biết đến là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Thế nhưng không phải ai cũng biết Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của econdevsouth.org để được giải đáp chi tiết nhất nhé.
I. Vị trí địa lý khu vực Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là một trong những vùng có nền kinh tế sôi động nhất cả nước. Bởi khu vực này có vị trí địa lý vô vùng thuận lợi để thực hiện các giao thương về kinh tế. Cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp với khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Phía Bắc giáp với Campuchia.
- Phía Nam giáp với biển Đông.
- Phía Tây giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bởi vậy mà khu vực này được đánh giá là cây cầu kết nối vùng Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí đắc địa, điều kiện thời tiết thuận lợi đã giúp Đông Nam Bộ phát triển kinh tế nhanh chóng và tốt nhất. Bởi vì nó nằm liền với những vùng có nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp lớn là Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Vị trí đắc địa, điều kiện thời tiết thuận lợi đã giúp Đông Nam Bộ phát triển kinh tế nhanh chóng và tốt nhất. Bởi vì nó nằm liền với những vùng có nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp lớn là Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó, với việc nằm giáp Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nước đã giúp nền kinh tế của Đông Nam Bộ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Phía Đông giáp biển cũng giúp kinh tế biển của Đông Nam Bộ thuận lợi hơn.
II. Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào?
Như đã chia sẻ, Đông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển bậc nhất nhì cả nước. Ngành công nghiệp như công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, điện tử, công nghiệp nhẹ, dầu khí… ở Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
Ngoài ra, Đông Nam Bộ cũng là vùng nông nghiệp trọng điểm với lợi thế về các cây công nghiệp như cây lạc, cây đậu, mía, lúa mì… Bên cạnh đó, ngành đánh bắt thủy hải sản, chăn nuối cũng mang lại sự tăng trưởng về kinh tế cho khu vực.
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như vậy thì Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào? Hiện nay, Đông Nam Bộ là khu vực bao gồm 6 tỉnh thành, đó là Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Đồng Nai.
III. Khái quát về các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ
1. Trung tâm kinh tế – Thành phố Hồ Chí Minh
Tp.HCM là một trong những thành phố lớn của đất nước và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ. Hơn thế, Tp.HCM còn là đầu mối giao thông quan trọng giúp kết nối Việt Nam đến với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Với sự phát triển mạnh mẽ hơn 300 năm qua, Tp.HCM vẫn luôn khẳng định vị thế “hòn ngọc Viễn Đông” của mình. Không chỉ là trung tâm thương mại, kinh tế hàng đầu mà Tp.HCM còn là trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế lớn nhất nhì Việt Nam.
Tp.Hồ chí Minh bao gồm 1 thành phố là Thủ Đức và 16 quận, 5 huyện.
2. Bà Rịa – Vũng Tàu
Như đã thông tin khi giải đáp Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào, Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ ra biển Biển Đông của các tỉnh thành khác trong khu vực và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung phát triển du lịch biển, khai thác – lọc – hóa khi dầu, vận tải hàng hải và khai thác khoáng sản.
Hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thành đứng đầu cả nước về lĩnh vực khai thác dầu mỏ, khí đốt. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trọng điểm này mà nền kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu đang có sự tăng trưởng cao.
Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố là Vũng Tàu, Bà Rịa; 1 thị xã và 5 huyện.
3. Bình Dương
Bình Dương cũng là một trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Có thể nói, sự phát triển của Bình Dương đang góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Ngoài ra, Bình Dương còn là vùng đất chiến trường với nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng và có khu du lịch Đại Nam – là khu du lịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Bình Dương gồm có 3 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An; 2 thị xã và 4 huyện.
4. Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào – Bình Phước
Bình Phương là tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, đây cũng là cửa ngõ giao thương đặc biệt quan trọng của Đông Nam Bộ với Tây Nguyên, Campuchia.
Bên cạnh đó, Bình Phước cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên mang trong mình sự đang dạng về văn hóa của người Hoa, Khmer, Tày, Nùng…
Bình Phước gồm có 1 thành phố là Đồng Xoài; 2 thị xã và 8 huyện.
5. Đồng Nai
Đồng Nai cũng nằm trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam và có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, đặc biệt là ở thành phố Biên Hòa. Nhơn Trạch, Long Thành và Trảng Bom là 3 huyện thu hút các khu công nghiệp quy mô lớn của Đồng Nai.
Đơn vị hành chính của Đồng Nai gồm có 2 thành phố là Biên Hòa, Long Khánh và 9 huyện.
6. Tây Ninh
Tây Ninh chính là cây cầu kết nối Tp.HCM với Campuchia. Đồng thời Tây Ninh cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ bởi điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi để phát triển kinh tế.
Nơi đây cũng thu hút khách du lịch bởi những địa điểm nổi tiếng như hồ Dầu Tiếng, núi Bà Đen…
Tây Ninh có 1 thành phố là Tây Ninh; 2 thị xã và 6 huyện.
IV. Kết luận
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được Đông Nam Bộ gồm những tỉnh nào và đôi nét về tình hình phát triển của các tình thành đó. Đừng quên đón đọc những bài viết Địa Lý – Lịch sử tiếp theo của chúng tôi để được cung cấp thêm những thông tin mới nhất nhé.