Cho đến nay, zombie vẫn luôn là chủ đề được nhiều người tìm kiếm, thậm chí còn có một bộ phận còn được gọi là “giáo phái cuồng thây ma”. Vậy zombie là gì? Liệu có thật hay không? Hãy cùng econdevsouth.org tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
I. Zombie là gì?
Thuật ngữ zombie xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1810 trong cuốn sách nổi tiếng của nhà sử học Robert Southey. Tuy nhiên, thời đó thuật ngữ này được mô ta không giống như cách hiểu hiện đại, đó là ăn não của con người; đúng hơn là dùng để chỉ một vị thần Tây Phi.
Sau đó, văn hóa Haiti Voodoo đã định nghĩa lại zombie với cách hiểu hiện nay, đó là sinh vật có hình dáng như con người nhưng lại không có linh hồn, không có khả năng nhận thức về bản thân.
Vậy trong văn hóa dân gian và đại chúng, zombie là gì? Đó là những xác chết được tái sinh thèm khát được ăn thịt người. Nếu thường xuyên xem phim, bạn sẽ thấy zombie luôn được đặt trong bối cảnh mà virus thây ma lây lan khắp cộng đồng qua những vết cắn, vết xước.
II. Nguồn gốc của zombie
Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ zombie, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của nó. Theo đó, người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên sợ hãi xác sống. Bởi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra trong những ngôi mộ cổ có nhiều bộ xương bị đá, vật nặng đè lên, có lẽ đây là cách người Hy Lạp cổ đại ngăn thi thể sống lại.
Thế nhưng, hầu hết những huyền thoại về zombie thực sự xuất hiện từ thế kỷ 17 với nền văn hóa Haiti, khi các nô lệ Tây Phi được đưa đến bán đảo Caribe để làm việc. Và cái chết chính là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi nỗi kinh hoàng của chế độ nô lệ, thế nhưng nhiều người đã chống lại việc tự sát vì họ sợ sẽ biến thành thây ma.
Sau cuộc cách mạng Haiti vào năm 1804, chế độ thuộc địa của Pháp chấm dứt. Lúc này nhiều người theo đạo Voodoo ở Haiti vẫn tin rằng thây ma có thể hồi sinh bởi bokor.
Theo tương truyền, bokor sẽ sử dụng các loại thảo mộc gồm có cá, vỏ sò, những bộ phận của động vật, các đồ vật, xương để tạo thành nhiều loại nước pha chế. Một trong số đó là bột thây ma có chứa tetrodotoxin – đây là chất cực độc gây chết người được tìm thấy ở cá nóc.
Việc pha chế chất này có thể gây rối loạn tâm thần, những vấn đề liên quan đến hô hấp, tất cả những dấu hiệu này giống như zombie. Liều cao tetrodotoxin có thể gây tê liệt, hôn mê sâu và khiến người nào đó dường như là chết.
III. Những nguyên nhân biến hóa thành zombie
Cho đến nay, zombie luôn được biết đến là sinh vật ghê gớm. Vậy nguyên nhân biến hóa thành zombie là gì? Dưới đây là 2 giải thuyết đã được đưa ra.
1. Từ nấm, virus
Các nhà khoa học đã tìm ra một số hiện tượng trong thế giới động vật có biểu hiện giống như zombie ở người. Điển hình có thể kể đến loài kiến zombie – chúng bị một loại nấm, virus xâm nhập và điều điều khiển chức năng của thần kinh.
Những con kiến này biến thành nô lệ, bò lang thang trong tình trạng say xỉn và cắn lá ngấu nghiến mỗi khi nấm ra lệnh.
Một trường hợp khác là bướm thây ma, chúng cũng bị một virus zombie điều khiển. Những con bướm này sẽ biến thành thây ma trèo cây. Sau khi lên đến ngọn cây, chúng sẽ chất và cơ thể bắt đầu hóa lỏng.
2. Thuốc bột bí ẩn
Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân làm sống dậy zombie là phù thủy bokor. Phương pháp này chính là gây nhiễm độc cho nạn nhân bằng muối bột zombie.
Theo đó, loại muối bột này có thành phần rất quan trọng là tetrodotoxin được chiết xuất từ cá nóc. Bột này sẽ dần ngấm vào da, vào máu và đưa con người đến gần với ranh giới của sự sống và cái chết. Nó khiến con người không thể phản ứng với những kích thích xung quanh, rơi vào trạng thái chết giả.
Sau dần khi thuốc tan, các phù thủy bokor sẽ đào những xác chết lên và khiến họ tin rằng bản thân đã trở thành xác sống và hết lòng phục vụ ông chủ của mình.
IV. Zombie có thật không?
Có lã đây cũng là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm khi tìm kiếm thông tin zombie là gì. Mặc dù vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh zombie ăn thịt và não người như những gì thấy trên phim, thế nhưng qua một số báo cáo từ các tạp chí y tế thì việc pha chế bột zombie được sử dụng để gây tê liệt và sau đó được hồi sinh.
Một trong những trường hợp nghiên cứu nhiều nhất là Clairvius Narcisse nhập viện vào năm 1962 với những vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Các bác sĩ đã không thể tìm thấy lời giải thích về những triệu chứng của người đàn ông này, bệnh ngày càng trầm trọng hơn và Clairvius Narcisse đã chết sau đó 3 ngày.
Năm 980, một người đàn ông tự nhận bản thân là Clairvius đã tiếp cận với Angelina Narcisse với danh xưng là anh trai của cô. Thậm chí, anh ta còn sử dụng biệt danh thời nhỏ, những chi tiết cá nhân để thuyết phục Angelina Narcisse và người dân làng về danh tình của mình.
Theo như Clairvius chia sẻ, anh ta vẫn còn rất tỉnh táo nhưng bị liệt khi chôn cất. Ít lâu sau, anh ta bị đưa ra khỏi mộ và phải làm việc ở một đồn điền đường. Khi đó, người ta đã tin rằng Clairvius được cho một miếng dán từ cà độc dược ở liều lượng nhất định nên có ảo giác, gây mất trí nhớ.
Sau đó, phù thủy thây ma đã hồi sinh Clairvius và buộc anh phải làm việc cùng với những người khác. Khi phù thủy thây ma chết, anh không còn nhận được liều thuốc ảo nên đã lấy lại sự tỉnh táo và trí nhớ để về với gia đình của mình.
V. Kết luận
Có thể thấy, ngày ngay zombie đã trở thành biểu tượng trong lĩnh vực giải trí từ điện ảnh cho đến game, hơn hết những sản phẩm lấy ý tưởng từ zombie được đông đảo đón chờ. Hy vọng với chia sẻ trên đây, bạn đã biết được zombie là gì, cũng như thắc mắc liệu thây ma có thật hay không. Đừng quên theo dõi chuyên mục là gì để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị khác nhé.