Hôi miệng tuy không phải là một bệnh nhưng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, khiến người mắc cảm thấy tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh. Bệnh hôi miệng để lâu có thể trở thành mãn tính và rất khó điều trị. Vậy làm thế nào để điều trị được bệnh hôi miệng? Hôm nay hãy cùng econdevsouth.org tìm hiểu những mẹo vặt chữa hôi miệng đơn giản tại nhà qua bài.
I. Những nguyên nhân gây ra hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống hàng ngày của con người. Mức độ hôi miệng của mỗi người khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra hôi miệng đó là:
1. Do vi khuẩn đường ruột gây ra
Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hôi miệng. Vi khuẩn đường ruột như Nocardia, Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis, Fusobacterium nucleatum, Treponema denticola, Tannerella forsythia có thể sinh ra các các hợp chất khí gây mùi hôi
2. Vệ sinh răng miệng chưa sạch
Hơi thở hôi cũng có thể do không đánh răng hay súc miệng hoặc dùng bàn chải lưỡi chưa đúng cách. Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn thừa, mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ lại trên răng, lưỡi và môi. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh ra chất gây hôi miệng.
3. Sử dụng một số loại thuốc
Trong một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng hôi miệng ví dụ như thuốc kháng sinh hay những loại thuốc chống trầm cảm. Với những nguyên nhân trên, người bệnh sẽ được bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp để giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Đối với những người không mắc các bệnh lý hôi miệng có thể là do vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc do sử dụng quá nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá. Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, người bệnh có thể áp dụng một mẹo vặt chữa hôi miệng hiệu quả tại nhà dưới đây để có được hơi thở thơm tho.
4. Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không tốt như thiếu rau xanh, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh, ăn quá nhiều đường hoặc uống quá nhiều bia rượu cũng là nguyên nhân khiến cho hơi thở hôi.
III. Những mẹo vặt chữa hôi miệng
Bạn có thể sử dụng một số mẹo vặt chữa được hôi miệng dưới đây để đẩy lùi bệnh hôi miệng.
1. Sử dụng sữa chua trị hôi miệng
Theo kết quả nghiên cứu, sữa chua có chứa hợp chất gây ức chế sự sản sinh Hydrogen sulfide, do đó đây là một trong những mẹo chữa hôi miệng an toàn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tạo nên môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn có lợi phát triển và giúp bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa tốt hơn.
2. Dùng muối và ngò gai
Muối và ngò gai cũng là một trong những mẹo vặt chữa hôi miệng hiệu quả tại nhà.
- Bạn có thể đun ngò gai với lượng nước vừa đủ trong khoảng từ 10 – 15 phút.
- Sau khi đợi nước nguội cho thêm một chút muối để sử dụng làm nước súc miệng.
- Nên sử dụng súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày, chỉ sau 7 ngày sử dụng bạn sẽ có thể nhận thấy sự thay đổi hơi thở rõ rệt.
3. Sử dụng gừng
Gừng là loại thực phẩm có tính kháng khuẩn tốt vì thế sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn.
Bạn có thể sử dụng một lát gừng tươi thái mỏng uống cùng với trà hoặc ăn cùng chanh để làm sạch miệng và diệt vi khuẩn, cải thiện hơi thở.
Mỗi ngày bạn nên ăn 2-3 lát gừng, duy trì trong 7 ngày liên tục sẽ giúp hơi thở của bạn được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nên sử dụng lát gừng thái lát mỏng, nếu không thể chịu được mùi cay của vị gừng bạn có thể dùng với trà.
4. Sử dụng mật ong
Mật ong cũng là một trong những thực phẩm có chứa chất kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Bạn có thể pha mật ong với chanh để sử dụng làm nước súc miệng hàng ngày. Đây cũng là một mẹo vặt chữa hôi miệng hiệu quả và đơn giản mà bạn có thể tự làm ở nhà.
III. Phòng tránh bệnh hôi miệng như thế nào?
Nếu tình trạng hôi miệng của bạn không phải do bệnh lý thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện hơi thể dưới đây
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút và mỗi lần không quá 3 phút.
Cần phải đánh răng thật kỹ để loại bỏ mảng bám cũng như thức ăn thừa dính trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Đặc biệt, sau khoảng 2- 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn nên thay bàn chải khác để đảm bảo được vệ sinh cũng như tránh bị hôi miệng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, bài chải lưỡi,… để làm sạch được hoàn toàn khoang miệng.
2. Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước/nước muối
Đối với những người bị hôi miệng tạm thời do đồ uống hoặc thức ăn gây ra, có thể làm giảm bớt mùi hôi bằng cách uống nước sau bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối để làm tăng hiệu quả.
Lưu ý, bạn không nên sử dụng nước súc miệng vì trong nước súc miệng có chứa thành phần cồn, điều này sẽ khiến miệng của bạn bị khô, giảm tiết nước bọt.
Trong khí đó nước bọt lại là chất khử khuẩn tự nhiên trong khoang miệng, nếu thiếu nước bọt vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn và khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.
3. Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nặng mùi
Những loại thức ăn chứa nhiều tinh dầu nặng mùi như hành, tỏi hay các loại thực phẩm giàu chất béo, đường gây hôi miệng sau khi ăn. Vì thế, để hạn chế hơi thở nặng mùi, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này. Nếu có sử dụng, bạn cần vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi.
IV. Kết luận
Với những mẹo vặt chữa hôi miệng ở trên bạn có thể hoàn toàn áp dụng và tự làm ngay tại nhà. Những mẹo vặt này chỉ áp dụng với những người có hơi thở bắt nguồn từ những nguyên nhân không phải do bệnh lý. Nếu bị bệnh hôi miệng do bệnh lý cần phải được điều trị dứt điểm thì mới chấm dứt được bệnh.