Miền Trung chính là dải đất nối liền hai miền Nam-Bắc của tố quốc. Bởi vậy mà các tỉnh thuộc miền Trung được chia thành 3 khu vực nhỏ là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của econdevsouth.org để tìm hiểu rõ hơn về các tỉnh thành thuộc miền Trung nước ta nhé.
I. Đôi nét về vị trí địa lý miền Trung
Trước khi biết được danh sách các tỉnh thuộc miền Trung, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về vị trí địa lý, địa hình nơi đây.
Miền Trung hay còn gọi là Trung Bộ có diện tích khoảng 151.234 km2 và là một trong 3 vùng của Việt Nam cùng với Bắc Bộ và Nam Bộ. Đại hình Trung Bộ được chia thành 3 khu vực nhỏ là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Vị trí địa lý của miền Trung cụ thể như sau:
- Phía Bắc miền Trung tiếp giáp với khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Phía Nam miền Trung tiếp giáp với các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phía Đông miền Trung tiếp giáp với biển Đông.
- Phía Tây miền Trung giáp với Lào và Campuchia.
Bên cạnh đó, miền Trung được bao bọc bởi dãy núi chạy dọc phía Tây và bờ biển ở phía Đông, chiều ngang chạy theo hướng Đông – Tây hẹp nhất là nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (khoảng 50km).
Hệ thống giao thông tại miền Trung hiện nay được đầu tư phát triển với nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, đường hầm, đường thủy, đường hàng không trọng điểm…
II. Các tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam
Xét theo đơn vị hành chính, miền Trung bao gồm 19 tỉnh và thành phố. Bắt đầu từ Thanh Hóa kéo dài đến Bình Thuận. Cụ thể như sau:
- Thanh Hoá
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- Quảng Bình
- Quảng Trị
- Thừa Thiên – Huế
- Kon Tum
- Gia Lai
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Lâm Đồng
- Đà Nẵng
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên
- Khánh Hoà
- Ninh Thuận
- Bình Thuận.
Với danh sách các tỉnh thuộc miền Trung trên đây có thể thấy, dải đất miền Trung trải dài từ Bắc vào Nam nhưng lại không có diện rộng như hai miền Bắc, Nam. Bên cạnh đó, miền Trung cũng là nơi đón nhận nhiều cơn bão lớn trong năm và điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt.
Tuy nhiên, nơi đây lại được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan hùng vĩ, là di sản của thế giới như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn hay cố đô Huế…
III. Khái quát về các vùng, miền địa hình miền Trung
Hiện nay miền Trung được chia thành 3 tiểu vùng nhỏ, đó là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Để biết chính xác các tỉnh thuộc miền Trung cũng như đặc điểm từng tiểu vùng, bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết.
1. Bắc Trung Bộ
Do địa hình trải dài Bắc Nam nhưng lại hẹp ngang chiều Đông Tây nên khu vực Bắc Trung Bộ có địa hình rất đa dạng. Phía Bắc và Tây là những dãy núi cao hiểm trở, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế.
Phía Đông là vùng đồng bằng nhỏ hẹp, nghèo phù sa. Chỉ có duy nhất đồng bằng Thanh Hóa là màu mỡ do được bồi đắp phù sa từ sông Mã, sông Chu. Cũng bởi vậy mà kinh tế ở đây cũng rất đa dạng, có đủ cả công nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp, dịch vụ.
Bên cạnh đó, Bắc Trung Bộ cũng có nhiều địa điểm du lịch, di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò, Cố đô Huế, Thành cổ Quảng Trị..
Các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ gồm có:
- Thanh Hoá
- Nghệ An
- Hà Tĩnh
- Quảng Bình
- Quảng Trị
- Thừa Thiên-Huế.
2. Nam Trung Bộ
Khu vực Nam Trung Bộ hay còn gọi là Duyên hải Nam Trung Bộ, nơi đây được ví như trái tim của các tỉnh thuộc miền Trung. Do nằm ở vị trí giáp biển nên các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ đều có đường bờ biển chạy dọc ở phía Đông.
Địa hình chủ yếu của khu vực này là đồng bằng ven biển, vùng núi thấp chạy theo hướng Đông Tây; đường bờ biển bị cắt thành nhiều đoạn sâu nên tạo thành các cảng nước sâu như Khánh Hòa, Cam Ranh.
Xét về điều kiện tự nhiên, Nam Trung Bộ không có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp nhưng lại sở hữu tài nguyên du lịch phong phú do nằm ở vị trí trung tâm miền Trung và có nhiều cảnh quan nổi tiếng.
Nơi đây tập trung nhiều bãi biển, vịnh đẹp như Lăng Cô, Nhật Lệ, Cửa Đại, Vịnh Vân Phong, Quy Nhơn… Bên cạnh đó, các di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên cũng tập trung nhiều ở Nam Trung Bộ.
Có thể nói, du lịch nơi đây đại diện cho sự năng động, kết hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và du lịch nhân văn thông qua những nét đẹp truyền thống của lịch sử, văn hóa dân tộc.
Những tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Trung bộ gồm có:
- Đà Nẵng
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên
- Khánh Hoà
- Ninh Thuận
- Bình Thuận
3. Tây Nguyên
Tây Nguyên chính là tiểu vùng còn lại của dải đất miền Trung nhưng dường như rất ít khi được nhắc đến. Xét về vị trí địa lý, Tây Nguyên giáp với Lào và Campuchia ở phía Tây; tiếp giáp với vùng kinh tế năng động Nam Trung Bộ ở phía Đông, đây đều là những điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên phát triển kinh tế.
Ngoài ra, địa hình ở Tây Nguyên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi, cao nguyên với độ cao từ 200 đến 2500m so với mực nước biển. Nơi đây có khí hậu ôn hòa nên rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu…
Về du lịch, dường lĩnh vực này ở Tây Nguyên vẫn còn khá hạn chế so với 2 tiểu vùng còn lại của miền Trung. Những điểm sáng của du lịch Tây Nguyên có thể kể đến như Đà Lạt, Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai và một số địa điểm du lịch văn hóa khác.
Đến với Tây Nguyên, bạn sẽ được khám phá cảnh sắc của núi rừng, các nét đẹp trong văn hóa của người dân tộc ở nơi đây cũng như thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng của núi rừng.
Danh sách các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên gồm có:
- Kon Tum
- Gia Lai
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Lâm Đồng
IV. Kết luận
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã biết chính xác các tỉnh thuộc miền Trung cũng như điều kiện tự nhiên, văn hóa và con người ở nơi đây. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích các vùng khác trên cả nước, bạn hãy theo dõi chuyên mục Địa lý – Lịch sử của chúng tôi thường xuyên nhé.